Khác so với lái xe lên dốc, chạy xe máy xuống dốc đòi hỏi người lái phải chú ý và cần nhiều kỹ thuật hơn so với lên đèo. Tuy nhiên, người lái cũng không nên quá căng thẳng để dẫn đến thiếu tỉnh táo khi đổ đèo mà tiềm ẩn nhiều rủi ro. Trong bài viết này, AutoFun cùng bạn tìm hiểu một số cách đổ đèo bằng xe máy an toàn, tránh những tình huống nguy hiểm.
Chạy với cấp số phù hợp, khi cảm thấy xe chạy quá nhanh ngoài tốc độ an toàn theo mong muốn của bạn thì hãy trả về số thấp, có thể là số 2 hoặc 3.
Không được âm côn và cũng không cần đạp cần số nhẹ về trước đối với xe số để thả trôi. Cũng không được tắt máy để thả xe trôi tự do khi đổ đèo.
Nhiều người có thói quen âm côn khi đổ đèo, xuống dốc mà không biết rằng việc này tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Âm côn sẽ khiến người lái khó làm chủ được xe hơn vì lúc này xe được thả trôi hoàn toàn tự do, khiến quãng đường phanh dài hơn trong những tình huống khẩn cấp.
Động cơ trên xe khi vận hành không chỉ giúp xe tăng tốc mà còn hỗ trợ giảm tốc cho xe. Khi buông tay ga, chuyển về số thấp, động cơ sẽ ‘gầm lên’ và bạn sẽ cảm nhận rõ xe bị ghì lại mà không cần bóp phanh. Khi sử dụng phanh động cơ sẽ giúp giảm áp lực lên cùm phanh chính. Vậy nên, khi sử dụng xe số tự động hoặc xe côn tay, bạn không nên lạm dụng âm côn. Nếu khi gặp tình huống bất ngờ và cần dừng khẩn cấp, bạn sẽ không thể dừng lại kịp thời vì xe trôi quá nhanh, ít lực để hãm xe lại và dễ gây ra tai nạn.
Khác với xe số, xe tay ga hoàn toàn không có cần số hay đá số. Việc vận hành xe phụ thuộc vào lên xuống ta ga. Để đổ đèo bằng xe tay ga một cách an toàn, dưới đây là một vài điều bạn cần lưu ý.
Nếu bạn đổ đèo bằng xe máy điện, cần lưu ý duy trì ở tốc độ ổn định và kết hợp với việc nhấp nhả phanh một cách hợp lý, không được rà phanh. Một số dòng xe máy điện có tinh năng thu hồi năng lượng từ phanh thì động cơ sẽ có trách nhiệm hãm lại tốc độ khi xe xuống tốc. Tuy nhiên, tuỳ vào từng hệ thống mà tốc độ hãm của động cơ sẽ khác nhau. Do đó, bạn cần lưu ý phối hợp nhấp nhả phanh cẩn thận và duy trì tốc độ ổn định khi đổ đèo nhé.
Có thể thấy, việc đổ đèo bằng xe số, xe côn tay và xe tay ga hoàn toàn khác nhau. Với xe số và xe côn tay, người lái sẽ chủ động kiểm xe tốt hơn so với xe tay ga. Vì xe tay ga phụ thuộc thuộc nhiều vào phanh. Tuy nhiên, nếu biết cách tận dụng động cơ để hãm lại tốc độ bằng cách vặn nhẹ ga để côn vẫn còn độ bám thì việc đổ dốc cũng khá dễ dàng. Nếu bạn cứ liên tục rà phanh sẽ làm cho má phanh bị nóng, giảm ma sát. Hoặc trường hợp dầu phanh sử dụng quá lâu sẽ làm giảm hiệu quả phanh, dầu dễ bị sôi khi liên tục rà phanh. Đây cũng là nguyên nhân gây ra hiện tượng mất phanh khi đổ đèo.
Ngoài những lưu ý trong quá trình đổ đèo được chia sẻ ở trên, bạn cũng cần bỏ túi một vài mẹo nhỏ sau:
Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ bỏ túi cho mình được cách đổ đèo an toàn khi đi phượt bằng xe máy. Chúc bạn có một chuyến đi vui vẻ, trọn vẹn.
Ảnh: Internet
Xem thêm: Odo xe máy có còn là tiêu chí quan trọng khi đi mua xe?