Chon mua Mazda 2 hay Toyota Vios chưa bao giờ là điều dễ dàng bởi mỗi xe sẽ có những ưu thế riêng. Cùng Autofun so sánh thông số kỹ thuật Mazda 2 và Toyota Vios để xem sự khác biệt của 2 mẫu xe này tới từ đâu? Nên lựa chọn dòng xe nào?
Hiện tại Mazda 2 cung cấp ra thị trường cả 2 tuỳ chọn là sedan và sport. Qua đó gia tăng lựa chọn cho khách hàng. Song, trong bài viết này chúng tôi sẽ chỉ so sánh giá bán Mazda ở bản sedan.
Mazda 2 Sedan | |
Phiên bản | Giá niêm yết (Triệu VNĐ) |
Mazda 2 Sedan 1.5 AT | 479 |
Mazda 2 sedan 1.5 Deluxe | 509 |
Mazda 2 sedan 1.5 Luxury | 559 |
Mazda 2 sedan 1.5 Premium | 599 |
Toyota Vios | |
Phiên bản | Giá niêm yết (Triệu VNĐ) |
Vios E-MT(3 túi khí) | 478 |
Vios E-MT (7 túi khí) | 495 |
Vios E-CVT (3 túi khí) | 531 |
Vios E-CVT (7 túi khí) | 550 |
Vios G-CVT | 581 |
Vios GR-S | 630 |
Có thể thấy giá bán cho từng phiên bản có sự hơn kém, chênh lệch, tuy vậy, sự tác động về giá vẫn chưa cho thấy bên nào đang nắm được lợi thế. Tùy vào mong muốn, khả năng chi trả mà từng khách hàng lại cảm nhận khác nhau về giá bán của hai mẫu xe mạnh trong phân khúc này.
Thông số kích thước | Mazda 2 sedan | Toyota Vios |
Kích thước tổng thể DxRxC (mm) | 4.340 x 1.695 x 1.470 | 4410x1700x1475 |
Chiều dài cơ sở (mm) | 2.570 | 2550 |
Khoảng sáng gầm xe (mm) | 140 | 133 |
Từ bảng so sánh kích thước hai mẫu xe, có thể thấy lợi thế đang hơi nghiêng về Toyota Vios một chút. Song, với việc sở hữu trục cơ sở, kết hợp cùng khoảng sáng gầm nhỉnh hơn đối thủ, Mazda 2 đem đến một cái nhìn đậm chất thể thao và sẵn sàng công phá nhiều địa hình mấp mô hơn.
Như đã đề cập, đây là hai mẫu xe của hai thương hiệu Nhật, đại diện cho các trường phái thiết kế đối lập nhau. Tuy nhiên, nếu chỉ xét riêng về ngoại thất xe thì sự tương phản này khiến cho Mazda 2 nổi bật hơn rất nhiều so với Toyota Vios.
Rõ ràng, mẫu xe nhà Toyota với phong cách đơn giản, thực dụng chắc chắn sẽ chẳng thể thu hút bằng Mazda 2 trong “bộ cánh” trẻ trung, năng động.
Khi tập trung sự chú ý vào phần đầu xe, Mazda 2 mang lại cái nhìn trực quan, thú vị, tinh tế hơn đối thủ đồng hương. Mẫu xe này được Mazda trang bị lưới tản nhiệt dạng nan hoa đan nhau, kích thước lớn, viền mạ crom tạo hình “Signature Wing”, nối với cụm đèn tạo cảm giác khá liền mạch.
Không chỉ vậy, ngay ở bản tiêu chuẩn, người dùng có thể sở hữu thêm trang bị đèn Bi-LED cùng tính năng cân bằng góc chiếu thông minh. Đây là một trong những đặc điểm tạo nên sự vượt trội của Mazda 2 so với mẫu Toyota Vios.
Thua đứt đuôi Mazda 2 là thế nhưng, Toyota Vios cũng kịp ghi điểm với các trang bị ngoại thất đi kèm những tiện ích đầy đủ, thể hiện được sự thực dụng, đơn giản đến từ thương hiệu nổi tiếng Nhật Bản.
Xem thêm: Những điểm đáng mua trên chiếc xe “quốc dân” Toyota Vios
Bước vào khoang lái bên trong, Mazda 2 tiếp tục show diễn thượng hạng của mình với sự phá cách độc đáo. Nhìn sang đối thủ đồng hương, Toyota Vios vẫn theo đuổi sự đơn giản, nhẹ nhàng được mang từ ngoại thất vào bên trong.
Nổi bật trong khoang nội thất của Mazda nằm ở màn hình đặt nổi. Khu vực taplo cũng có sự khác biệt so với không chỉ Toyota Vios mà còn nhiều mẫu xe khác, với thiết kế không đối xưng.
Trong khi đó, ở mẫu xe của Toyota, người ta không khỏi cảm thấy nhàm chán với sự đối xứng với trung tâm là hệ thống màn hình giải trí lọt thỏm trong bảng taplo.
Thổi vào vô lăng một phong cách thể thao, Mazda 2 được trang bị tay lái dạng vát đáy D-Cut, tích hợp các phím chức năng. Hướng tới sự phổ thông nhiều hơn, vô lăng của Vios vẫn được sử dụng dạng 3 chấu bọc da tích hợp các phím bấm.
Điểm bất lợi của Mazda 2 không thể kể đến hàng ghế trật trội. Mặc dù sở hữu nền tảng là chiều dài cơ sở lớn hơn đối thủ đến 20 mm, Mazda 2 lại dành phần lớn vào việc thiết kế nội thất khoang lái sao cho hiện đại, trẻ trung, thể thao nhất có thể . Điều này dẫn đến việc mẫu xe nhà Mazda được đánh giá là có hàng ghế chật trội bậc nhất phân khúc.
Trong khi đó, bây giờ ta mới hiểu được lý do mà Toyota lại thiết kế đơn giản, có phần nhàm chán như vậy cho mẫu Vios. Tất cả điều đó chỉ để phục vụ cho việc khắc phục nhược điểm của trục cơ sở của mình, biến hàng ghế sau trở nên cực kì thoải mái, rộng rãi cho người ngồi. Đây còn được đánh giá là một trong những hàng ghế rộng rãi nhất phân khúc.
Ở khả năng vận hành, về mặt "giấy tờ", Toyota Vios không thua kém Mazda 2 quá đáng kể về công suất, khi mà khối động cơ của mẫu xe này là 2NR-FE 1.5L, 4 xy-lanh thẳng hàng, còn của đối thủ là 1.5L, 4 xy-lanh. Cùng cho ra công suất từ 107 đến 109 mã lực, nhưng trải nghiệm thực tế lại rất khác nhau.
Nếu như phải so sánh, Mazda 2 giống với một chiếc xe tay ga còn Vios thì chẳng khác gì một chiếc xe số. Ở ngay dải vận tốc thấp, Mazda 2 mang đến sự thanh thoát khi tăng tốc với những cú đạp lút chân ga, thể hiện rõ phong cách thiết kế KODO của hãng xe Nhật Bản. Điều đó giúp mẫu xe này được đánh giá là có động cơ tốt nhì phân khúc, sau Honda City.
Trong khi chuyển sang dòng xe đối thủ, Vios lại gầm rú và tỏ ra nặng nề khi bị thúc ép, đi kèm với sự không thanh thoát ở những dải bứt tốc đầu tiên. Hướng nhiều tới khách hàng dịch vụ, với phong cách điềm đạm, nhẹ nhàng và không thường xuyên có những cú tăng tốc đột ngột, động cơ này là có thể chấp nhận, cảm thông được.
Thực tế, Mazda 2 có những đặc điểm ăn đứt so với mẫu xe đồng hương Toyota Vios. Tuy nhiên, với đặc thù là một chiếc xe phục vụ cho một vài tệp khách hàng nhất định, doanh số của Mazda 2 tại Việt Nam lại tỏ ra không mấy lạc quan so với Vios.
Nhìn chung, với việc phục vụ hầu hết nhu cầu phổ thông của nhiều khách hàng ở mọi lứa tuổi, Toyota Vios xứng đáng là dòng xe quốc dân trong phân khúc sedan hạng B, chỉ thua thiệt một chút so với Hyundai Accent.
Xem thêm: Ngỡ ngàng mức tiêu hao nhiên liệu đáng nể của Mazda 2