window.googletag = window.googletag || {cmd: []}; googletag.cmd = googletag.cmd || []; googletag.cmd.push(function() { googletag.defineSlot('/22557728108/vn_article_breadcrumb_above_pc', [ 728, 90 ], 'div-gpt-ad-1686311908323-0').addService(googletag.pubads()); googletag.pubads().enableSingleRequest(); googletag.pubads().collapseEmptyDivs(); googletag.enableServices(); });
googletag.cmd.push(function() { googletag.display('div-gpt-ad-1686311908323-0'); });

Ford Ranger: Khả năng vận hành vượt trội cũng mẫu xe bán tải đa dụng

Chris Hoang · Feb 17, 2022 10:53 AM

Ford Ranger: Khả năng vận hành vượt trội cũng mẫu xe bán tải đa dụng 01

Nằm trong phân khúc bán tải hạng trung, Ford Ranger 2020 luôn là mẫu xe được người tiêu dùng đánh giá cao. Đồng thời, chiếc xe cũng luôn là lựa chọn hàng đầu trong phân khúc xe bán tải, do đó nhiều năm liền thống trị phân khúc bản tải hạng trung tại Việt Nam. Liệu rằng đâu mới là lý do chiếc xe được lựa chọn nhiều đến như vậy, nó đến từ tính thực dụng hay khả năng vận hành và vượt địa hình của mẫu xe

Hãy cùng Autofun tìm hiểu khả năng vận hành của Ford Ranger 2020 trong bài viết này, từ đó đưa ra kết luận cho doanh số “khủng” của mẫu xe.

Ford Ranger được phân phối chính hang bởi Ford Việt Nam với 6 phiên bản khác nhau. Tuy nhiên mỗi phiên bản sẽ có tính năng, đặc tính và công dụng riêng biệt, phù hợp với từng nhu cầu sử dụng xe của khách hàng. Ở bài viết tìm hiểu khả năng vận hành và vượt địa hình của mẫu xe sẽ chỉ đánh giá trên một mẫu xe duy nhất, đó chính là chiếc Ford Ranger Wildtrak 2.0L AT 4x4

window.googletag = window.googletag || {cmd: []}; googletag.cmd = googletag.cmd || []; googletag.cmd.push(function() { googletag.defineSlot('/22557728108/vn_article_fourthp_under_pc', [ 728, 90 ], 'div-gpt-ad-1686311864451-0').addService(googletag.pubads()); googletag.pubads().enableSingleRequest(); googletag.pubads().collapseEmptyDivs(); googletag.enableServices(); });
googletag.cmd.push(function() { googletag.display('div-gpt-ad-1686311864451-0'); });

Động cơ hiện đại, mạnh mẽ

Ford Ranger: Khả năng vận hành vượt trội cũng mẫu xe bán tải đa dụng 01

So với phiên bản tiền nhiệm sử dụng động cơ dầu 3.2L, Ford Ranger 2020 chuyển sang sử dụng động cơ mới 2.0L Bi Turbo cho công suất cực đại 210 mã lực và mô men xoắn cực đại 500Nm so với 197 mã lực và 470Nm của thế hệ động cơ 3.2 cũ. Thế hệ động cơ mới trên Ford Ranger 2020 không chỉ tạo ra nguồn năng lượng mạnh mẽ, vượt trội mà còn giúp xe vận hành mượt mà, êm ái, tiết kiệm nhiên liệu. Với mức công suất 210 mã lực, Ranger là chiếc xe có động cơ mạnh nhất phân khúc, bỏ xa các đối thủ cạnh tranh. Cũng chính nhờ yếu tố này, Ranger đem lại cảm giác vận hành vượt trội.

Kết hợp cùng với động cơ 2.0L Bi turbo là hộp số tự động 10 cấp, khiến chiếc xe vận hành êm ái, mượt mà ở mọi dải tốc độ. Đồng thời hộp số 10 cấp cho Ford Ranger khả năng vượt địa hình mạnh mẽ bởi các tỉ số truyền đa dạng.

Khả năng vượt địa hình vượt trội

Ford Ranger: Khả năng vận hành vượt trội cũng mẫu xe bán tải đa dụng 02

Ford Ranger sở hữu khoảng sáng gầm xe ấn lên đến 200mm cùng với những góc tới – góc thoát lý tưởng, hỗ trợ người lái dễ dàng vượt qua các chướng ngại vật trên đường đi. Ngoài ra, Ford Ranger còn sở hữu tính năng gài cầu điện tử Shift-on-the-fly sẽ kích hoạt chế độ 2 cầu ngay cả khi xe đang di chuyển.

Với ưu thế nổi trội về khả năng tải nặng, khả năng kéo hay khả năng vận hành nhẹ nhàng trên những cung đường đất. Ranger đã dần trở thành người “bạn đường” lý tưởng của các chủ xe trong những chuyến “đi trốn” khỏi thành phố ồn ào, thỏa sức trải nghiệm và tận hưởng sự thô ráp, gập ghềnh, đầy mạnh mẽ mà lái xe off-road mang lại.

Với những chủ xe lần đầu tiên sở hữu một chiếc xe bán tải 4×4, việc sử dụng Khóa vi sai Cầu sau, hay chuyển đổi giữa chế độ cầu nhanh/cầu chậm có thể sẽ khá khó hiểu và dễ gây nhầm lẫn. Dưới đây là các bí quyết đơn giản sẽ giúp các tay lái tận dụng được tối đa khả năng của Ford Ranger trên những hành trình off-road.

  • Phân biệt chế độ cầu nhanh/chậm

Được trang bị hệ thống truyền động 4WD (4 bánh bán thời gian), Ford Ranger cho phép người lái khả năng linh hoạt chuyển đổi giữa các chế độ của xe nhằm đáp ứng mọi điều kiện địa hình khác nhau, từ 2H (Chế độ một cầu nhanh) tới 4H (Chế độ hai cầu nhanh) và 4L (Chế độ hai cầu chậm).

Khi ở chế độ 2H, đây là chế độ mặc định khi di chuyển tốc độ cao trên địa hình đường đẹp, chỉ có cầu(2 bánh sau) sau đảm nhiệm việc dẫn động. Khi vào những cung đường khó hơn, tính năng Cài cầu Điện tử sẽ giúp tài xế dễ dàng chuyển từ chế độ 2H sang 4H để tận dụng tối đa lực kéo của cả 4 bánh xe. Tuy nhiên, cần nhớ rằng chế độ 4H không dành cho việc di chuyển trên đường nhựa thông thường, vì điều này có thể làm hại hệ thống truyền động của xe.

Tương tự chế độ 4H, ở chế độ 4L, cả bốn bánh xe đều được tận dụng. Tuy nhiên, tỷ số truyền động ở chế độ này thấp hơn, khiến bánh xe chuyển động chậm hơn so với chế độ 4H, dễ dàng giúp xe vượt qua những cung đường off-road khó khăn hơn.

  • Những trường hợp nên sử dụng cầu chậm

Chế độ cầu chậm được sinh ra để đáp ứng nhu cầu di chuyển trên những địa hình dốc cao hoặc bề mặt đường xấu như địa hình cát, sỏi đá hoặc bùn lầy. Với tỷ số truyền động thấp, người lái được khuyến cáo chỉ sử dụng chế độ này khi di chuyển với tốc độ thấp hơn so với các trường hợp thông thường. Cụ thể, không nên vượt quá 40km/h khi sử dụng chế độ cầu chậm trên đường địa hình.

  • Những trường hợp nên sử dụng khóa vi sai cầu sau

Bộ vi sai cho phép hai bánh xe ở hai bên thân xe có thể quay ở tốc độ khác nhau khi vào vào cua. Cụ thể, hai bánh xe phía bên ngoài sẽ di chuyển nhanh và xa hơn so với hai bánh xe sát với góc cua.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp di chuyển trên đường địa hình, bộ vi sai được mở sẽ hạn chế khả năng vượt qua các chướng ngại vật trên đường. Lý do là khi một bánh xe không còn bám trên mặt đường, bộ vi sai ở chế độ thông thường sẽ ưu tiên bánh xe đó, khiến nó quay nhanh hơn mà không đem lại lợi ích gì, trong khi đó bánh xe dưới mặt đất thì lại không tiếp tục chuyển động.

Ở Ford Ranger, Khóa vi sai cầu sau cho phép người lái “khóa” hai bánh sau, nhờ vậy mỗi bánh xe được truyền động đều nhau. Đồng nghĩa, khi một bánh xe ở trên không, lực sẽ được chuyền đến bánh xe còn lại.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhất định, người lái không nên sử dụng Khóa vi sai, bao gồm: khi đang quay xe trong khu vực chật hẹp, khi có đủ lực bám trên cả 4 bánh, khi di chuyển với tốc độ cao và cần đánh lái nhanh chóng và khi đang trên dốc nghiêng.

 

 

 

window.googletag = window.googletag || {cmd: []}; googletag.cmd = googletag.cmd || []; googletag.cmd.push(function() { googletag.defineSlot('/22557728108/vn_article_relatedmodel_above_pc', [ 728, 90 ], 'div-gpt-ad-1686311888332-0').addService(googletag.pubads()); googletag.pubads().enableSingleRequest(); googletag.pubads().collapseEmptyDivs(); googletag.enableServices(); });
googletag.cmd.push(function() { googletag.display('div-gpt-ad-1686311888332-0'); });
window._taboola = window._taboola || []; _taboola.push({ mode: 'thumbnails-a-2x2-stream', container: 'taboola-below-article-thumbnails', placement: 'Below Article Thumbnails', target_type: 'mix' });