window.googletag = window.googletag || {cmd: []}; googletag.cmd = googletag.cmd || []; googletag.cmd.push(function() { googletag.defineSlot('/22557728108/vn_motor_article_breadcrumb_above_pc', [ 728, 90 ], 'div-gpt-ad-1686420800790-0').addService(googletag.pubads()); googletag.pubads().enableSingleRequest(); googletag.pubads().collapseEmptyDivs(); googletag.enableServices(); });
googletag.cmd.push(function() { googletag.display('div-gpt-ad-1686420800790-0'); });

KTM Duke 390 chi phí bảo dưỡng sẽ làm bạn bất ngờ!

Frank Lai · Jun 20, 2022 09:00 PM

Vừa rồi, đồng hồ chiếc KTM Duke 390 của mình hiện cảnh báo (warning). "Lỗi" này là vì mỗi lần thay nhớt, nhân viên kỹ thuật bên hãng KTM sẽ chỉnh đồng hồ đếm ngược 3.000 km, hết số này sẽ báo Service để bạn biết đã đến lúc thay nhớt mới, rất tiện. Thế là mình đã đưa “vợ bé” KTM Duke 390 của mình đi làm bảo dưỡng khi odo đạt mốc 7.500km. Hôm nay, mình sẽ chia sẻ với bạn ở cột mốc này xe của mình cần kiểm tra, thay thế những gì và chi phí ra sao? Tổng thiệt hại bao nhiêu khi mang Duke 390 đi bảo dưỡng? Cùng theo dõi nhé!

KTM Duke 390 chi phí bảo dưỡng sẽ làm bạn bất ngờ! 01

Mang KTM Duke 390 đi bảo dưỡng sẽ tốn bao nhiêu?

Quy trình kiểm tra

Tới nơi kiểm tra, kĩ thuật viên sẽ mượn chìa khoá và mở máy lên để kiểm tra. Đồng thời anh cũng báo với mình là xe tới mốc kiểm tra bảo dưỡng 7.500 km, nên báo mình làm luôn. Mình có hỏi anh kĩ thuật viên xem chi phí có đắt không thì nhân viên bảo  không tốn kém nhiều lắm đâu, khoảng 2 triệu đổ lại. Và nó cũng tuỳ thuộc vào việc xe có cần thay thế, sửa chữa nhiều hay không.

Đầu tiên, anh kĩ thuật nổ máy nghe thử tiếng máy xem có tiếng động lạ nào ở phần động cơ hay không? Sau đó chạy thử một vòng. Sau vòng chạy đó mình nhận được tờ hoá đơn tạm tính vài món cơ bản phải thay với số tiền tạm tínhn 1.018.00 đồng. Bao gồm: 2 giờ công làm, 1,8 lít nhớt và lọc nhớt. Nhưng báo giá là như thế, mấy anh kỹ thuật viên còn nói với mình là nếu có cần thay thêm linh kiện gì thì sẽ được tính thêm vào hoá đơn. Nhưng thường là chỉ thay thêm lọc gió thôi nếu lọc của xe vẫn còn mới hoặc sử dụng được thì không cần phải thay.

KTM Duke 390 chi phí bảo dưỡng sẽ làm bạn bất ngờ! 02

Hoá đơn bảo dưỡng của mốc 7.500 km của KTM Duke 390.

Các hạng mục của bảo dưỡng ở mốc 7500km bao gồm:

window.googletag = window.googletag || {cmd: []}; googletag.cmd = googletag.cmd || []; googletag.cmd.push(function() { googletag.defineSlot('/22557728108/vn_motor_article_fourthp_under_pc', [ 728, 90 ], 'div-gpt-ad-1686420755502-0').addService(googletag.pubads()); googletag.pubads().enableSingleRequest(); googletag.pubads().collapseEmptyDivs(); googletag.enableServices(); });
googletag.cmd.push(function() { googletag.display('div-gpt-ad-1686420755502-0'); });
  • Chuẩn đoán lỗi bằng thiết bị kiểm tra lỗi của hãng.
  • Kiểm tra hoạt động của  toàn bộ thiết bị điện.
  • Kiểm tra đèn chiếu sáng.
  • Kiểm tra hệ thống treo, phuộc.
  • Bạc đạn cổ lái.
  • Dĩa thắng trước sau.
  • Bố thắng trước sau.
  • Dây, dầu thắng.
  • Lốp.
  • Bạc đạn bánh và gắp.
  • Kiểm tra lọc gió và vệ sinh, thay thế nếu cần.
  • Kiểm tra và tra dầu vào dây côn.
  • Kiểm tra quạt két nước.
  • Kiểm tra các loại ổng dẫn (ống xăng, ống nước giải nhiệt, ống xả dầu ,…).
  • Kiểm tra, thay thế và sửa chữa các lỗi, hỏng hóc khác.

Lúc thanh toán, cửa hàng giới thiệu đang có chương trình khuyến mãi thay nhớt sẽ được tặng lọc nhớt nên mình được giảm tiền thay thế cái bộ phận này. Ngoài thị trường lọc nhớt dành cho KTM  Duke 390 có giá khoảng 100 đến 300 nghìn đồng tuỳ loại. Trong quá trính làm, kĩ thuật viên của hãng báo  lọc gió của mình đã rất dơ nên cần phải thay một cái mới. Nhưng thay vì chọn thay lọc gió zin mình chọn thay lọc gió đến từ nhãn hiệu K&N. Vì được một số anh em trong các hội nhóm KTM Duke trên mạng xã hội giới thiệu là có khả làm tăng độ bốc cho máy nên mình cũng muốn trải nghiệm thử.

KTM Duke 390 chi phí bảo dưỡng sẽ làm bạn bất ngờ! 01

Bảng các hạng mục bảo dưỡng KTM  Duke 390 theo các mốc.

Một số lưu ý để thuận tiện hơn khi đi bảo trì

Với anh em nào không có nhiều thời gian, thì cứ để xe đó khi nào xong thì họ gọi điện mình để khói phải ngồi chờ mòn mỏi. Vì đôi lúc cửa hàng đông, thời gian chờ đợi không phải là 1 đến 2 tiếng mà có thể lâu hơn, kéo dài từ 4 đến 5 tiếng. Nhưng sẽ không tính thêm giờ công trong quá trình chờ đợi vì các hạng mục bảo dưỡng đã được quy định và niêm yết theo hãng. Tức là chỉ tính tiền công thợ trong quá trình sửa chữa xe nên các bạn yên tâm. Vậy là sau khi thực hiện cả quá trình bảo trì KTM Duke 390 ở mốc 7.500 km, cảm giác là khá hài lòng. Xe được tinh chỉnh lại mượt và bốc hơn kha khá so với trước bảo dưỡng. Một điểm cộng lớn cho những hãng xe đến từ Châu Âu là họ làm xe theo kiểu tối ưu về sức mạnh. Do đó,  sau mỗi lần đi bảo trì xong thì động cơ sẽ có cảm giác y như lúc xe vừa rodai xong, cảm giác chạy sẽ rất mạnh, rất bốc.

KTM Duke 390 chi phí bảo dưỡng sẽ làm bạn bất ngờ! 02

KTM Duke 390 là một mẫu xe đáng để quan tâm.

Tóm lại, mình đã bỏ ra tầm 1,5 triệu (nếu tính cả lọc gió độ) cho một kì bảo dưỡng khi xe đạt mốc 7.500km. Với khoảng tiền này mình đánh giá là không quá cao đối với một chiếc KTM Duke 390 đến từ Châu Âu. Vì hầu hết các mẫu xe đến từ Châu Âu khác như Ducati hay Piaggio thì chi phí ở hãng cũng tương đương như vậy. Nếu so sánh chi phí bảo dưỡng với các hãng xe Nhật như Kawasaki hay Honda hoặc Yamaha thì chắc chắn nó sẽ nhỉnh hơn. Vì hãng xe Châu Âu bắt buộc bạn thay thế các phụ tùng theo yêu cầu của hãng khi đồng hồ đạt đến một mốc km nhất định. Ngoài ra, phụ tùng cũng đắt đỏ hơn và tiền công cũng đắt hơn do được tính tiền công theo giờ.

Xem thêm: KTM Duke 200 không mạnh nhưng chạy rất cảm xúc

 

window.googletag = window.googletag || {cmd: []}; googletag.cmd = googletag.cmd || []; googletag.cmd.push(function() { googletag.defineSlot('/22557728108/vn_motor_article_relatedmodel_above_pc', [ 728, 90 ], 'div-gpt-ad-1686420780677-0').addService(googletag.pubads()); googletag.pubads().enableSingleRequest(); googletag.pubads().collapseEmptyDivs(); googletag.enableServices(); });
googletag.cmd.push(function() { googletag.display('div-gpt-ad-1686420780677-0'); });
window._taboola = window._taboola || []; _taboola.push({ mode: 'thumbnails-a-2x2-stream', container: 'taboola-below-article-thumbnails', placement: 'Below Article Thumbnails', target_type: 'mix' });