window.googletag = window.googletag || {cmd: []}; googletag.cmd = googletag.cmd || []; googletag.cmd.push(function() { googletag.defineSlot('/22557728108/vn_article_breadcrumb_above_pc', [ 728, 90 ], 'div-gpt-ad-1686311908323-0').addService(googletag.pubads()); googletag.pubads().enableSingleRequest(); googletag.pubads().collapseEmptyDivs(); googletag.enableServices(); });
googletag.cmd.push(function() { googletag.display('div-gpt-ad-1686311908323-0'); });

Trời nồm ẩm áp dụng ngay 3 cách này để kính lái không bị mờ, đọng hơi nước

An Nhien · Feb 9, 2023 08:00 PM

Việc dùng tay hay giấy ăn để lau khi kính xe bị hơi nước làm mờ sẽ càng khiến tình trạng này tồi tệ hơn. Thay vào đó, tận dụng tính năng sấy kính, hệ thống điều hoà, hay bật quạt gió sẽ giúp khắc phục hiệu quả hơn bao giờ hết.

Trời nồm ẩm áp dụng ngay 3 cách này để kính lái không bị mờ, đọng hơi nước 01

Trời nồm ẩm áp dụng ngay 3 cách này để kính lái không bị mờ, đọng hơi nước.

Thời điểm này, nhiệt độ tại nhiều tỉnh khu vực phía Bắc xuống thấp, kèm theo đó là mưa phùn, độ ẩm cao hay còn gọi là ‘trời nồm ẩm’. Một trong những nỗi ám ảnh của người sử dụng ô tô trong mùa nồm ẩm chính là việc cửa kính thường xuyên có hiện tượng đọng hơi nước mờ đục khiến tầm nhìn hạn chế.

Tình trạng này không chỉ gây bất tiện khi điều khiển xe mà còn cực kỳ nguy hiểm, đặc biệt là vào buổi tối.

Nắm bắt được nguyên nhân và tham khảo ngay một số mẹo được Autofun tổng hợp trong bài viết sẽ giúp các tài dễ dàng hơn trong việc giải quyết vấn đề này. 

window.googletag = window.googletag || {cmd: []}; googletag.cmd = googletag.cmd || []; googletag.cmd.push(function() { googletag.defineSlot('/22557728108/vn_article_fourthp_under_pc', [ 728, 90 ], 'div-gpt-ad-1686311864451-0').addService(googletag.pubads()); googletag.pubads().enableSingleRequest(); googletag.pubads().collapseEmptyDivs(); googletag.enableServices(); });
googletag.cmd.push(function() { googletag.display('div-gpt-ad-1686311864451-0'); });

Nguyên nhân khiến kính lái ô tô bị mờ đục, hấp hơi

Theo các chuyên gia có kinh nghiệm, hiện tượng kính lái, kính cửa sổ hai bên của xe ô tô bị mờ vào những ngày mưa phùn hay trời nồm ẩm xuất phát từ sự chênh lệch nhiệt độ ở bên ngoài và bên trong của khoang lái.

Trời nồm ẩm áp dụng ngay 3 cách này để kính lái không bị mờ, đọng hơi nước 01

Kính lái bị hấp hơi gây cản trở tầm nhìn.

Dẫn chứng là khi xe chạy dưới trời mưa, tại khu vực thời tiết lạnh hay nơi có độ ẩm cao,…lúc này nhiệt độ môi trường bên ngoài thường sẽ thấp hơn đáng kể so với nhiệt độ bên trong xe. Điều này kéo theo việc hơi ẩm bị ngưng tụ và đọng lại trên bề mặt cửa kính.

Kính lái bị mờ không chỉ ảnh hưởng đến việc quan sát mà còn tạo cảm giác khó chịu. Theo đó, khi gặp tình trạng này, các tài cần tìm cách xử lý ngay để tránh gây cản trở tầm nhìn.

Cách khắc phục tình trạng hấp hơi kính lái 

Lái xe trong những ngày mưa lạnh, nồm ẩm chắc hẳn nhiều tài xế cảm thấy khó chịu khi gặp hiện tượng kính lái bị mờ do hấp hơi nước. 

Có rất nhiều trường hợp loay hoay lấy tay lau kính để cải thiện tầm nhìn hoặc dùng khăn hay giấy ăn để khắc phục. Thế nhưng, điều này lại dễ bị phản tác dụng bởi các vết lau bằng tay hoặc giẻ sẽ càng khiến kính lái trở nên lem nhem hơn. Theo đó, có thể áp dụng thử một số cách dưới đây:

Dùng chức năng sấy kính

Hầu hết các mẫu ô tô hiện ngày nay đều đã được trang bị thêm chức năng sấy kính. Do đó, vào những ngày tiết trời nồm ẩm, mưa phùn kéo dài khiến xe có dấu hiệu mờ kính thì các tài có thể kích hoạt chức năng sấy kính để giảm thiểu tình trạng này. 

Trời nồm ẩm áp dụng ngay 3 cách này để kính lái không bị mờ, đọng hơi nước 02

Kích hoạt chức năng sấy kính để giảm thiểu tình trạng hấp hơi kính lái.

Thông thường, tính năng sấy kính được tích hợp nút bấm tại bảng điều khiển trung tâm. Theo đó, chỉ cần bật nút bấm này thì tính năng sấy kính sẽ được kích hoạt. 

Tận dụng hệ thống điều hoà 

Nếu chiếc xe ô tô của các tài đang thuộc đời sâu, chưa được nâng cấp tính năng sấy kính thì có thể tham khảo cách làm khác. Trong đó, có thể tận dụng điều hoà để khắc phục hơi nước đọng trên kính xe.

Theo chia sẻ của các tài già, khi kính xe ô tô bị mờ do hơi nước ngưng tụ, bật điều hòa ở chế độ làm lạnh và kết hợp với quạt gió sẽ khắc phục được tình trạng này.

Trời nồm ẩm áp dụng ngay 3 cách này để kính lái không bị mờ, đọng hơi nước 03

Có thể tận dụng điều hoà để khắc phục hơi nước đọng trên kính xe.

Dẫn chứng là khi bật điều hoà lạnh sẽ làm giảm nhiệt độ bên trong khoang cabin, đồng thời giúp hút hơi ẩm ngưng tụ bên trong. Khi mà nhiệt độ bên trong xe có sự cân bằng với bên ngoài sẽ khiến lượng hơi nước giảm, từ đó tình trạng kính bị mờ cũng sẽ biến mất.

Tuy vậy, cần lưu ý rằng khi đã bật điều hoà lạnh thì không nên để chế độ lấy gió trong. Vì tính năng này sẽ khiến hơi nước bên ngoài hút vào trong, càng khiến tình trạng mờ kính nghiêm trọng hơn.

Sử dụng quạt gió

Nếu hệ thống điều hòa làm lạnh không sâu, hơi nước trên kính lái không hết. Thì lúc này, hãy chuyển sang bật quạt gió và lấy gió ngoài để loại bỏ hơi nước bám trên kính.

Trời nồm ẩm áp dụng ngay 3 cách này để kính lái không bị mờ, đọng hơi nước 04

Hãy chuyển sang bật quạt gió và lấy gió ngoài để loại bỏ hơi nước bám trên kính.

Các chuyên gia cho rằng, quạt gió sẽ giúp thổi hơi nước bám trên kính, đồng thời giảm sự chênh lệch nhiệt độ giữa bên trong và ngoài xe, từ đó giúp kính xe không bị mờ. 

Xem thêm: Cách xử lý khi gương chiếu hậu bị nhoè khi trời mưa
 

An Nhien

Biên tập viên

Cơ hội được trải nghiệm đa dạng các mẫu xe đã giúp tôi tích luỹ được nhiều kinh nghiệm. Giờ là lúc mang những điều đó đi chia sẻ với tất cả mọi người!

window.googletag = window.googletag || {cmd: []}; googletag.cmd = googletag.cmd || []; googletag.cmd.push(function() { googletag.defineSlot('/22557728108/vn_article_relatedmodel_above_pc', [ 728, 90 ], 'div-gpt-ad-1686311888332-0').addService(googletag.pubads()); googletag.pubads().enableSingleRequest(); googletag.pubads().collapseEmptyDivs(); googletag.enableServices(); });
googletag.cmd.push(function() { googletag.display('div-gpt-ad-1686311888332-0'); });
window._taboola = window._taboola || []; _taboola.push({ mode: 'thumbnails-a-2x2-stream', container: 'taboola-below-article-thumbnails', placement: 'Below Article Thumbnails', target_type: 'mix' });