Khi học lái xe, thông thường nơi đào tạo thường sẽ hướng dẫn các kỹ thuật lái cơ bản như tiến lùi, cấp số tiến lùi, lý thuyết nhưng bên cạnh đó chỉ còn có những kỹ năng mà chỉ khi cầm lái trực tiếp hoặc từ những người lái lâu năm truyền lại mới có thể hiểu rõ được.
Hiểu các bộ phận của xe
Hầu hết lý thuyết trong giáo trình đào tạo lái xe thường chỉ hướng dẫn ở mức cơ bản trên những chiếc xe hơi. Tuy nhiên mỗi loại xe từ bình dân phổ thông đến cao cấp đều có những những đặc trưng riêng, buộc lòng phải học cách sử dụng để làm quen xe trước khi vận hành.
Cụ thể như cần phải hiểu được ý nghĩa của từng công tắc, nút bấm trên xe, đặc biệt là ngày nay các phím bấm chức năng được tích hợp vào màn hình cảm ứng. Việc này nhằm giúp người lái không bị bối rối trong quá trình sử dụng xe, tránh việc mất tập trung khi di chuyển trên đường.
Ngoài ra cần xem xét trước vị trí, thao tác mở nắp capô, bình xăng, cửa sổ trời, khóa cửa, chỉnh ghế, vô lăng,… những thao tác này có thể xem qua các tài liệu online, các video chia sẻ hoặc nhanh nhất là sách hướng dẫn sử dụng kèm theo khi mua xe.
Hầu hết các xe phổ thông tại thị trường Việt Nam luôn có chung một nguyên lý hoạt động, trừ những dòng xe đặc biệt. Để hiểu nhanh gọn hơn, người dùng cần hiểu được cách hoạt động của phanh xe, hệ thống làm mát, cách kiểm tra lốp xe,….
Những điều này người dùng có thể tham khảo qua các bài viết trên hội nhóm, các video trên mạng xã hội nhờ đó mà biết được cách vận hành của một chiếc xe. Những việc này sẽ giúp phần nào người dùng phán đoán được nguyên nhân khi chiếc xe gặp sự cố hoặc dấu hiệu bất thường.
Ngoài ra, khi đã nắm vững được các nguyên lý yếu tố hoạt động của một chiếc xe sẽ giúp chủ xe thoát được những mánh khóe, chiêu trò từ những gara hay thợ sửa xe có ý đồ xấu nhằm tăng thêm lợi nhuận cho bản thân.
Bảo dưỡng sửa chữa cơ bản
Không ai muốn mình là một thợ sửa xe, tuy nhiên khi sở hữu một chiếc xe có giá trị thì nên có những kinh nghiệm bỏ túi để có thể sử dụng trong những trường hợp cấp bách. Bởi sẽ có những sự cố đôi khi xảy ra vào những lúc oái ăm nhất, và khi đó bạn buộc phải trở thành thợ sửa xe hoặc gọi cứu hộ với chi phí không rẻ.
Những thao tác bảo dưỡng sửa chữa cơ bản như thay lốp dự phòng, thay gạt mưa, thăm dầu máy, châm nước mát, nước rửa kính, thay lọc gió, lọc lạnh,…. Ngoài ra bạn có thể học các dự đoán bệnh của xe thông qua các tiếng động lạ, khi đó bạn sẽ phán đoán nhanh hơn việc xe gặp sự cố nào cũng như miêu tả chính xác hơn cho các kỹ thuật viên sửa chữa.
Giữ bình tĩnh
Công việc, cuộc sống, gia đình luôn có những áp lực, bực tức đè nặng lên bản thân nhưng đừng để nó làm gánh nặng khi cầm lái. Hãy để việc lái xe là nơi xã stress hữu hiệu bằng cách vận hành nhàn nhã, một chút nhạc nhẹ sẽ giúp bạn thư giãn hiệu quả.
Nhưng không phải ai cũng có thể giữ được bình tĩnh như thế bởi tình trạng giao thông tại Việt Nam có phần phức tạp, hãy học cách kiểm soát bản thân để tránh việc trong một lúc nông nổi có thể gây nên những tai họa khó lường.
Cố gắng để cho những suy nghĩ theo chiều hướng tích cực và thông cảm cho người khác. Nếu chở người thân thì đừng nên trút giận lên họ bởi người gây bạn khó chịu là những tác động từ phía bên ngoài. Nếu ai đó cố ý gây sự thì tuyệt nhiên không rời khỏi xe để đôi co mà chỉ cần ghi lại các hành động của họ nếu có ảnh hưởng tới tài sản của mình.
Đồng thời nên mở lời xin lỗi nếu tâm trạng của bạn không tốt và gây phiền tới những phương tiện xunh quanh. Việc la hét, làm loạn cũng không mang lại tốt đẹp nào cả, thậm chí còn có thể bị vi phạm pháp luật, luôn nhớ cần tỉnh táo và kiềm chế trước các xung đột có thể làm tổn thương người khác.
Cách giải quyết khi gặp tai nạn
Va chạm đâm đụng khi lưu thông là sự cố không ai muốn gặp phải khi đang vận hành. Nhưng vì nhiều lí do khách quan cũng như chủ quan thì có thể chủ xe sẽ rơi vào trường hợp này. Khi đó vụ việc xảy ra thì điều đầu tiên cần làm là tắt ngay động cơ để hạn chế nguy cơ cháy xe, và kéo phanh tay để tránh việc trôi xe.
Nếu có thể rời khỏi ghế ngồi và không bị thương quá nặng thì việc tiếp theo là kiểm tra tình trạng người đi cùng nhanh chóng đưa họ ra khỏi xe hoặc gọi cấp cứu nếu bị thương nặng, sau đó quan sát hiện trạng của xe bị cùng nhằm giúp đỡ nếu bị thương nặng.
Sau khi đảm bảo những người đi cùng được an toàn, ổn định và quan sát hiện trường, nếu hai bên không quá nặng thì nên trao đổi với lái xe bên kia để giàn xếp vụ việc với thái độ ôn hòa và bình tĩnh nhất có thểm, đồng thời cần chụp ảnh lại hiện trường trước khi di chuyển để tránh việc lái xe bên kia không chấp nhận thỏa thuận mà cố tình làm khó bạn.
Nếu sự có có thiệt hại nặng về người và tài sản, bạn cần có sự giúp đỡ của cơ quan chức năng để xác định mức bồi thường và sự can thiệp từ bảo hiểm để hạn chế tối đa chi phí phát sinh. Ngoài ra nếu có thể hãy nhờ sự giúp đỡ của luật sư hoặc những người có kinh nghiệm dày dạn.
Được sinh ra với niềm đam mê về xe luôn cháy bỏng khiến tôi luôn muốn tìm hiểu về những khía cạnh khác nhau của những cỗ máy bốn bánh. Từ kỹ thuật, thị trường đến những câu chuyện đằng sau màu sơn, thương hiệu, tất cả đều tạo cho tôi sự tò mò và muốn khám phá chúng.