Ra mắt lần đầu ở thị trường Việt Nam vào năm 2018, Toyota Rush đã trải qua hành trình gần 5 năm “chinh phục” người tiêu dùng Việt. Cho đến hiện nay, mẫu xe này đã có những thành tựu nhất định khi sở hữu cho riêng mình tập khách hàng khá “chung thủy” cùng với hình ảnh của một mẫu xe bền bỉ, mang tính thực dụng cao.
Sức mạnh vận hành mạnh mẽ của Toyota Rush
Bảng thông số chi tiết về hệ thống động cơ, hộp số của Toyota Rush
Chi tiết |
Thông số |
Kiểu động cơ |
Động cơ Xăng mang mã 2NR-FE, 1.5L |
Xi-lanh |
4 xi-lanh thẳng hàng |
Hộp số |
Tự động 4 cấp |
Dung tích thực (cc) |
1.496 cc |
Công suất cực đại (Hp/rpm) |
102/4.200 |
Mô-men xoắn cực đại (Nm/rpm) |
134/4.200 |
Hệ thống truyền động |
Cầu sau (RWD) |
Hệ thống nhiên liệu |
Phun xăng điện tử |
Trợ lực lái |
Điện |
Dung tích bình nhiên liệu |
45L |
Tỷ số nén |
11,5 : 1 |
Tiêu chuẩn khí thải |
Euro 4 |
Sức mạnh của Toyota Rush đến từ khối động cơ Xăng mang mã 2NR-FE, 1.5L, 4 xi-lanh thẳng hàng và hút khí tự nhiên. Khối động cơ này đi kèm với hộp số tự động 4 cấp cùng hệ thống dẫn động cầu sau “hiếm hoi” trong phân khúc.
Với khối động cơ này, Rush có thể sản sinh ra công suất cực đại là 102 mã lực tại vòng tua 6.300 vòng/ phút và mô-men xoắn cực đại đạt 134 Nm tại vòng tua 4.200 vòng/ phút. Tốc độ cao nhất mà xe có thể đạt được là 160 km/ h với khả năng tăng tốc khá ổn áp khi mẫu xe này có thể “bức tốc” từ 0 lên 100 km/h chỉ trong vòng 15.7 giây.
Mặc dù Toyota Rush chỉ được trang bị cho khối động cơ nhỏ có dung tích 1.5L nhưng nhờ ứng dụng hộp số tự động 4 cấp cùng trọng lượng không tải chỉ 1.290 kg giúp cho Rush đủ “khỏe” để vận hành trên nhiều điều kiện đường sá ở Việt Nam.
Hơn hết, biết được hạn chế của mình, hãng Toyota đã có sự tinh chỉnh về tỷ số nén cho Rush với tỷ số khá cao đối với dung tích 1.5L lên đến 11,5 : 1. Điều này sẽ giúp hệ thống động cơ tiêu thụ một cách tối ưu nhiên liệu nhất và đem lại khả năng vận hành bền bỉ, mượt mà cho xe.
Toyota Rush là một trong ít dòng xe đa dụng 7 chỗ sử dụng hệ thống dẫn động cầu sau
Đặc biệt, Toyota Rush còn là một trong ít dòng xe đa dụng 7 chỗ được trang bị cho hệ thống dẫn động cầu sau. Nhờ trang bị “độc - lạ” này đã cải thiện rất nhiều khả năng vận hành cũng như tải trọng của xe. Cụ thể, mẫu xe này sở hữu lực đẩy cực tốt dù cho đang phải chở 7 hành khách (người lớn) trên xe.
Bên cạnh đó, hãng Toyota còn trang bị cho Rush trợ lực lái điện. Với cơ cấu hoạt động sử dụng điện năng được sản sinh từ động cơ sau đó tạo ra lực bổ trợ tác động trực tiếp lên hệ thống dẫn động cầu sau qua đó hỗ trợ xe duy trì hoặc thay đổi hướng chuyển động. Từ đó hệ thống trợ lực điện sẽ đem lại sự phản hồi chân thực hơn cho vô lăng giúp người lái điều khiển tay lái một cách chính xác, nhẹ nhàng và mang tính cơ động hơn.
Mặt khác, cùng với việc sở hữu hệ thống treo trước/ sau thược dạng MacPherson/ Phụ thuộc đa liên kết và bộ khung gầm dạng liền GOA với kết cấu unibody cũng góp vần tăng khả năng tải trọng của xe cũng như sự ổn định, chắc chắn hơn khi vận hành.
Tiếp đến, hệ thống động cơ của Toyota Rush còn được trang bị thêm công nghệ phun xăng điện tử kết hợp với tính năng hút khí tự nhiên cũng góp phần giúp động cơ tiêu thụ nhiên liệu tốt hơn, vận hành “mượt mà” hơn.
Dù sức mạnh động cơ của phiên bản Toyota Rush phiên bản mới không có nhiều nâng cấp so với phiên bản tiền nhiệm nhưng vẫn được xem là đem đến công suất vừa đủ với khả năng vận hành “ổn áp” trên hầu hết các thể loại địa hình. Đặc biệt, với việc được hãng Toyota trang bị cho hệ thống dẫn động cầu sau đã góp phần đem đến lợi thế cho Rush về khoản tải trọng tốt so với các đối thủ trong cùng phân khúc.
Xem thêm:Ưu nhược điểm Toyota Rush 2021: Chưa có sự đột phá tại Việt Nam