Toyota Hilux và Ford Ranger là bộ đôi bán tải nhận được sự quan tâm đặc biệt từ người dùng. Song, nhiều đánh giá cho rằng Hilux chưa đủ để cạnh tranh cùng Ranger. Liệu quan điểm này có hoàn toàn đúng hay không? Cùng so sánh không gian nội thất để biết ngay đáp án.
Toyota Hilux phiên bản mới với màn “lột xác” ngoạn mục đem đến một thiết kế cơ bắp, mạnh mẽ, nhiều công nghệ hiện đại phần nào giúp mãu xe này bắt kịp các ông lớn trong phân khúc bán tải. Nhưng liệu sự chuyển mình này của mẫu xe đến từ Toyota có đủ sức để cạnh tranh với đối thủ lớn nhất là Ford Ranger hay không?.
Sở hữu kích thước tổng thể và chiều dài cơ sở khá lỹ tưởng cho một chiếc xe bán tải, khoang lái của Toyota Hilux được đánh giá là rộng rãi, thông thoáng đủ dùng, đủ đem lại cảm giác thoải mái cho người lái. Tuy nhiên, khi đứng bên cạnh ông lớn Ford Ranger có kích thước vươt trội thì Hilux có phần “lép vế”.
Ở khía cạnh khác, Toyota Hilux gây ấn tượng với khoang lái có bố trí thông minh, đề cao tính thực dụng nhưng cũng không kém phần tiện nghi. Trong đó, xe sử dụng vô lăng 3 chấu thể thao, đa năng với tùy chọn chất liệu da hoặc Urethane.
Khoang lái của Ranger nổi bật với lối thiết kế tinh giản, tiện nghi nhưng thời thượng với lối thiết kế độc đáo. Bước vào khoang lái khách hàng sẽ cảm nhạn được sự gọn gàng, dễ chịu, không một chi tiết dư thừa gây rối mắt. Ford Ranger sử dụng vô lăng 4 chấu đa năng, đẹp mắt, được bọc da cao cấp.
Bảng so sánh thông số về khoang lái của Ford Ranger và Toyota Hilux:
Toyota Hilux | Ford Ranger | |
Chiều dài cơ sở | 3.085 mm | 3.220 mm |
Kích thước tổng thể D x R x C | 5.325 mm x 1.855/ 1.900 mm x 1.815 mm | 5.362 mm x 1.860 mm x 1.830 mm |
Vật liệu ốp Taplo | Nhựa cứng | Nhựa cứng, bọc da |
Vô lăng | 3 chấu, bọc da | 4 chấu, bọc da |
Số chỗ ngồi | 5 | 5 |
Dù là mẫu xe bán tải, những cả Toyota Hilux và Ford Ranger đều sở hữu không gian hàng khách khá rộng rãi, thoải mái. Hàng ghế thứ 2 có khoảng dũi chân và khoảng trống trần dư dả khi chở cả 3 hành khách có chiều cao trung bình 1m7 trở lên.
Tất cả các ghế ngồi đều có bệ tựa đầu, bệ tựa tay thuận tiện. Tuy nhiên, Ranger vẫn “nhỉnh” hơn Hilux về độ rộng và thông thoáng của không gian hành khách.
Với Toyota Hilux chỉ phiên bản cao cấp Adventure có ghế được bọc Da cao cấp với ghế lái tích hợp chức năng chỉnh điện 8 hướng và ghế phụ chỉnh điện 4 hướng. Còn các phiên bản còn lại sẽ có ghế ngồi bọc Nỉ với ghế lái có chức năng chỉnh tay 6 hướng và ghế phụ lái chỉnh tay 4 hướng. Phía sau cabin được trang bị thêm 4 móc treo đồ.
Về phía Ford Ranger chỉ có phiên bản Ranger Wildtrak 2.0L có ghế ngồi bọc da cao cấp với ghế lái có chức năng chỉnh điện 6 hướng, ghế phụ lái chỉnh điện 4 hướng. Các phiên bản còn lại có ghế ngồi bọc Nỉ, với ghế lái có chức năng chỉnh tay 6 hướng và ghế phụ lái chỉnh tay 4 hướng. giữa 2 ghế được trang bị thêm hộc đựng đồ kiêm tựa tay.
Dù có kích thước tổng thể “thua thiệt” so với Ranger nhưng Hilux lại được Toyota mang tới kích thước thùng xe vượt trội hơn đối thủ và được đánh giá là lớn nhất phân khúc. Cụ thể, thùng xe Hilux có kích thước dài x rộng x cao lần lượt là 1.512 mm x 1.524 mm x 482 mm.
Trong khi đó, Ford Ranger có kích thước lọt thùng dài x rộng x cao lần lượt là 1.450 mm x 1.560 mm x 450 mm. Ngoài ra, nếu người dùng có nhu cầu chứa/ chở đồ nhiều hơn thì có thể tận dụng giá nóc đã được trang bị sẵn ở trên nóc ở cả 2 xe.
Khi xét về phương diện tiện ích, công nghệ được trang bị cho xe thì Toyota Hilux phiên bản mới đang chiếm ưu thế hơn hẳn,đặc biệt là trên phiên bản cao cấp Adventure.
Bảng so sánh thông số về tiện ích - công nghệ của Ford Ranger và Toyota Hilux
Trang bị | Toyota Hilux | Ford Ranger |
Màn hính giải trí | Không có hoặc cảm ứng 7 - 8 inch (Tùy phiên bản) | Không có hoặc cảm ứng 8 inch (Tùy phiên bản) |
Màn hình đa thông tin | Có | |
Công nghệ giải trí | Clari-Fi | SYNC 4A |
Hỗ trợ kết nối | Apple CarPlay/Android Auto | |
Bluetooth/AUX/USB | Có | |
Điều hòa | Tùy chọn chỉnh tay hoặc tự động (Tùy phiên bản) | |
Lẫy chuyển số | Không | |
Smartkey & khởi động chỉ bằng một nút bấm | Có (Tùy phiên bản) | |
Kết nối Smartphone và đảm thoại rảnh tay | Có (Tùy phiên bản) | |
Hệ thống âm thanh | Tùy chọn 4 - 9 loa (Tùy phiên bản) | Tùy chọn 4 - 6 loa (Tùy phiên bản) |
Chất liệu ghế | Nỉ hoặc Da (Tùy phiên bản) | |
Ghế lái | Tùy chọn chỉnh tay 4 hoặc chỉnh điện 6 hướng (Tùy từng phiên bản) | |
Camera lùi | Có | |
Cửa gió phía sau | Có (Tùy phiên bản) | Không |
Cruise Control | Có |
Có thể thấy rằng, bước sang phiên bản mới, Toyota Hilux đã khắc phục hoàn toàn nhược điểm từ phiên bản trước, đem đến cho khách hàng một “Hilux mới” với không gian nội thất rộng rãi, tiện nghi và hiện đại.
Về phía Ford Ranger mới không có quá nhiều thay đổi so với phiên bản cũ. Xe vẫn giữ ưu thế về một khoang nội thất rộng rãi, sang trọng, thời thượng bậc nhất phân khúc, không thua kém gì một chiếc SUV tiện nghi hạng sang.
Nhìn chùn Ranger vẫn là mẫu xe bán tải của Ford có doanh số bán ra hàng đầu phân khúc khi chiếm tới 40% doanh số tại thị trường Việt. Và hiển nhiên với những gì mà Ranger có thì để Toyota Hilux có thể đuổi kịp trong “một sớm một chiều” là điều không tưởng.
Tuy nhiên, với những thay đổi và nâng cấp mới, mẫu xe đến từ thương hiệu Toyota hoàn toàn có cơ hội chuyển mình trong một tương lai gần. Ít nhất, hiện tại Hilux đã phần nào gia tăng thêm áp lực về doanh số cho chiếc pickup Mỹ
Xem thêm: Soi chi phí vận hành Toyota Hilux